Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh, các dự án chung cư, trường học… đầu tư và phát triển mạnh. Chính vì thế, không gian xanh trở thành tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống văn minh đô thị.
Mặc khác công tác trồng cây, tạo cảnh quan cho cư dân có nơi thư giãn, không gian xanh sạch đẹp cho trường học, khu đô thị, khu công nghiệp,….cũng được các chủ đầu tư quan tâm hàng đầu
Một trong những cây công trình nổi bật thì không thể không nói đến cây phượng vĩ, phượng vĩ là cây được các nhà đầu tư lựa chọn quan tâm hàng đầu cho các dự án khu dân cư, trường học, kí túc xá,…
Giới thiệu về cây phượng vĩ
Cây phượng vĩ được xếp vào nhóm thân mộc; khi trưởng thành cây có thể cao từ 6-12 mét; cành lá xum xuê; dày đặc kép nhỏ li ti; là cây che bóng mát tốt.
Cây hoa phượng vĩ còn được gọi bởi nhiều cái tên khác như: xoan tây, điệp tây, phượng vĩ được trồng nhiều ở trường học hay các công trình ở nước ta
Khi nhắc đến hoa phượng, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến tuổi học trò. Hoa phượng gắn liền với biết bao thế hệ học trò, biết bao kỷ niệm. Dù đi đâu, trưởng thành, hay làm gì nhưng khi mỗi độ hè về. Nhìn những chùm phượng đỏ rực cả một vùng trời lại làm ta xao xuyến. Bồi hồi nhớ lại quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường.

Đặc điểm của cây hoa phượng vĩ
- Cây phượng thường có chiều cao trung bình từ 6m -12m, cành cây to toả ra những tán lá rộng và dày. Nên trồng cây ở khu vực có khí hậu thích hợp để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
- Hoa phượng thường có 4 cánh, chiều dài của cánh hoa có thể lên tới 8cm và chiều dài giữa các cánh hoa không đều nhau.
- Quả rất dài khoảng gần 1m, rộng 5-7cm, hình dẹt, là loại quả đậu, khi non quả có màu xanh, khi già chuyển qua màu nâu xám, hạt bên trong ăn rất bùi và ngon.
- Thời gian ra hoa của cây phượng vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, tùy theo vùng hoặc thời tiết nên mùa nở hoa cũng có sự chênh lệch

Công dụng của cây
- Là loại cây dễ trồng, không kén đất, phát triển nhanh thường được trồng làm cây cảnh. Cây bóng mát trên các vỉa hè, trường học, đường phố, công viên, ….
- Là cây lâu năm, có tán lá rộng, xanh tốt, hoa đẹp giúp điều hòa không khí. Cải thiện những ô nhiễm, ngăn chặn bụi cho các khu dân cư. Bên cạnh đó còn tạo cảnh quan đẹp cho khu dân cư.
Phân loại cây phượng
- Phượng được chia thành 5 loại theo màu sắc: phượng đỏ, phượng tím, kim phượng, phượng vàng, phượng hồng. Mỗi loài có một đặc điểm cũng như màu sắc hoa khác nhau.
Tác dụng của cây phượng vĩ
- Cây phượng giúp làm đẹp cảnh quan đô thị
- Làm bóng mát trên các con đường, vỉa hè, công viên, trường học hoặc các công trình trong khu đô thị, khu công nghiệp
- Cây phượng được trồng để ngăn gió, chắn bão
- Ngoài ra gỗ cây phượng còn có thể dùng gỗ để làm đàn, nhạc cụ,…
Vai trò chữa bệnh của cây phượng
- Rễ và vỏ thân cây có thể làm giảm thân nhiệt cho cơ thể, chống sốt
- Vỏ cây cũng làm giảm được tình trạng đầy bụng
- Cây phượng giúp chữa giảm huyết áp
- Lá phượng ngăn ngừa tê thấp, đầy hơi
- Tinh dầu thơm trong cây phượng được dùng để xoa bóp, tạo nên cảm giác dễ chịu, thỏa mái
Cách trồng và chăm sóc
- Cây phượng được trồng bằng cách là chiết cành, giâm cành hoặc trồng bằng hạt. Khi trồng cần đất phải ẩm, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Tuy nhiên, cây vẫn chịu được đất cằn hay thời tiết khô hạn.
- Là cây ưa sáng cần chọn đất nơi rộng rãi, thoáng đãng để giúp cho cây hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển tốt. Ngược lại nếu trồng trong bóng râm hay chỗ hẹp thì cây sẽ chập phát triển và sẽ bị vóng, còi cọc.
- Khi mới trồng thì không nên tưới nước quá nhiều, tránh bị ngập úng.