Tổng quan về cây sanh
- Tên thường gọi: Cây Sanh
- Tên khoa học: Ficus benjamina L
- Họ thực vật: Moraceae (họ Dâu Tằm)
- Chiều cao cây: 4-5 m
- Đường kính thân: 12-15 cm
Đặc điểm hình thái của cây
- Là loại thân cây gỗ, nên cây cách chăm sóc độ sinh trưởng và phát triển cho cây cũng khác nhau
- Chiều cao của cây cũng có nhiều kích thước khác nhau, có những cây trồng trong chậu chỉ cao khoảng 1m, nhưng có những cây sống ở môi trường tự nhiên có thể cao đến 30m, tùy thuộc vào môi trường đất sinh sống của cây. Ở ngoài môi trường tự nhiên cây sẽ có thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất nên sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn
- Khí hậu nhiệt đới ẩm là một trường thích hợp nhất để cây sanh sinh trưởng và phát triển, cây sanh thường đâm chồi nảy lộc vào mùa mưa. Vì cây thích ứng với môi trường nhiều nước, nên có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài
Công dụng của cây
- Cây sanh sống lâu năm cho tán rộng, lá um tùm nên có thể làm bóng mát ở vườn nhà, sân trường hay ở các khu nghỉ dưỡng, công trình.
- Cây sanh còn giúp mang lại không khí trong lành, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi gây ra.
- Hiện nay, cây sanh còn được sử dụng để chữa ứ huyết do các vết thương.
- Cây Sanh còn được giới chơi kiểng ưa chuộng vì ý nghĩa sinh sôi nảy nở; mang tài lộc đến cho gia chủ giống như là quan niệm về cây lộc vừng. Cây được dùng phổ biến dưới hình thức làm cây cảnh bonsai cây trang trí nội thất văn phòng và khá được yêu thích.
- Cây Sanh có tán lá xanh mát, đẹp mắt thường được trồng làm cây cảnh quan, cây bóng mát trồng trong công viên, khuôn viên công sở, bệnh viện, khu dân cư đô thị; trồng ở đường phố hay tạo cảnh quan cho sân vườn biệt thự… Cây còn được dùng phổ biến dưới hình thức làm cây cảnh Bonsai, cây trang trí nội thất – văn phòng và khá được yêu thích.
Đôi nét về cây sanh
- Với đặc điểm thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới ẩm nên cây xanh được trồng phổ biến tại đây. Hiện nay hầu hết ở các nước châu Á đều có sự hiện diện của nó
- Là loại cây thân gỗ; kích thước của cây sẽ thay đổi tuy thuộc vào môi trường sống. Cây có khả năng phân cành cao, cành nhánh nhiều, mọc ngang và dễ uốn
- Trên thân cành thường có các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh; da thân sần sùi. cây sanh có rất nhiều rễ phụ mọc nhiều từ các cành lớn hoặc thân buông thả xuống đất giống cây si. Các rễ này cùng với rễ mọc từ đất là bộ phận lấy chất dinh dưỡng cùng nước để nuôi cây. Rễ thường mọc nhiều và nhanh trong mùa mưa
Chăm sóc cây sanh như thế nào cho đúng cách
- Cây xanh thích hợp trồng trên nhiều loại đất. Cây có thể sống bám trên đá nếu có nước cho sinh trưởng của cây. Cây cũng được trồng và mọc trong các điều kiện chiếu sáng rất khác nhau. Nhưng thích hợp nhất trong điều kiện chiếu sáng táng xạ
- Cây sanh cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển. Cây có khả năng chịu ngập ở thời gian dài. Tuy nhiên, cây xanh là loại chịu hạn kém. Cây sinh trưởng chậm, thân sẽ xuất hiện các điểm lồi màu trắng nếu bị thiếu nước trong thời gian dài
- Để cây sanh phát triển tốt; cây khỏe mạnh nên trồng cây trên đất tốt, giàu mùn. Tưới nước đầy đủ và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh không cần thiết, bấm ngọn tạo dáng và tưới nước giữ ẩm cho cây để duy trì sinh trưởng và phát triển, giúp thân to hơn.
- Cây sanh được nhân giống bằng hạt. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều thời gian nên ít được thực hiện. Do đó phương thức nhân giống bằng phương pháp vô tính từ các cành, rễ, của cây sanh thường được sử dụng nhiều hơn.