Cây Giáng Hương nổi tiếng là loài gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Do sự khai thác trái phép mà lượng cây đinh hương ngày càng khan hiếm. Hiện cây đang được trồng nhiều trong các công trình, khu công nghiệp; hay trên đường phố để làm bóng mát và nhằm bảo tồn loài cây quý hiếm này.
Tổng quan cây giáng hương
Người ta biết đến cây giáng hương với tên gọi khác là Dáng Hương hay Đinh Hương. Cây thuộc họ đầu và nguồn gốc từ khu vực Đôg Nam Á. Chúng ta có thể tìm thấy ở các tỉnh như Đắk Lắk, Phú Yên, Đồng Nai, Kon Tum,.. cây được trồng nhiều trong các khu bảo tồn hoặc ven hai bên đường làm cây bóng mát công trình.
Đặc điểm
Dáng hương là cây thân gỗ, mọc thẳng đứng, thân to tròn các tán lá cao, rộng. Các cây trưởng thành có thể lên đến 25 – 40m. Đường kính cây từ 0.7 – 0.9m, một số cây lâu năm lên đến 1,7mét. Nhựa mủ cây có màu đỏ, dưới các gốc có bạnh vè, vỏ cây nâm sẫm có đường nút vảy không đều.
Các cành cây khá mảnh, cành non có lông nhỏ, cành già nhẵn nhụi. Lá xanh mướt dạng kép, kích thước từ 13 – 25cm.
Cây cho ra hoa màu vàng, mọc thành các chìm dài từ 5-9cm, mỗi chùm từ 20 – 25 bông. Vào mùa hoa nở, mùi hương từ hoa khá thơm nên thu hút côn trùng và mang lại cảm giác nhẹ nhành thư giãn.
Quả của cây hình tròn, kích thước đường kính từ 5 – 8cm, quả chín màu vàng nâu. Trong các khu rừng, khi chín các quả rụng xuống, bên trong quả có từ 1-3 hạt, đâm trồi và mọc lên các cây con trong tự nhiên.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương
Giáng hương là loại cây mọc nhiều trong các khu rừng tự nhiên nên có khả năng sinh sinh trưởng tốt; thích ứng với nhiều môi trường khắc nghiệt.
Cách trồng
Gieo hạt
Cây đinh hương thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Các hạt được chọn phải đạt yêu cầu khoẻ mạnh, hạt đều, chắc, không bị dập hay hư hỏng, sâu bệnh.
Các hạt được phơi khô với nắng, sau đó ngâm để kích nảy mầm. Gieo hạt vào mẫu đất giá đã được chuẩn bị. Sử dụng các dụng cụ để che chắn cho cây non, đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt ươm. Cây con sau khoảng 5 tháng sẽ được tách ra để trồng.
Giâm cành
Các cành được chọn phải đủ khoẻ mạnh, được đem đi ngâm trong hỗn hợp dung dịch kích mọc rễ từ 6-8 giờ. Tiến hành cắm cành xuống đất đã chuẩn bị trước đó, tưới nước và chăm sóc thường xuyên để cành phát triển tốt.
Lưu ý: nên tiến hành ươm cây con vào khoảng đầu tháng 6 – tháng 8. Không trồng vào mùa khô, khoảng tháng 7.
Cách chăm sóc cây đinh hương
Ánh sáng: Cây thuộc loại ưa sáng nên cần đặt tại tại nơi có đủ ánh sáng. Không để cây con dưới ánh sáng quá gay gắt, như vậy sẽ làm héo cây, cháy lá non.
Nước: Tưới cây từ 1 -2 lần/ tuần. Không tưới quá nhiều.
Đất: để sinh trưởng tốt, cây phù hợp với loại đất tơi xốp, màu mỡ. thường xuyên cào gốc, xới gốc để đất thêm xốp, thuận tiện cho thoát nước.
Phân bón: Dùng loại phân NPK hoặc phân hữu cơ cho cây trong thời kỳ sinh trưởng cành lá và ra hoa. Cây không cần bón quá nhiều mà chỉ nên ở mức vừa đủ.
Tỉa lá cành: Cắt tỉa các cành lá có hiện tượng sâu bệnh, héo úa. Không nên cắt tỉa cây quá nhiều. Nên quan sát cây thường xuyên để phát hiện và xử lý sâu bệnh hại cho cây.
Lợi ích từ cây giáng hương
Cây dáng hương là tên gọi không còn quá xa lạ với chúng ta. Công dụng mà loại cây này đem đến đã được công nhận từ thời vua chúa ngày xưa.
Gỗ giáng hương quý hiếm
Gỗ dáng hương có giá trị cao và đắt đỏ. Gỗ có độ cứng tốt, trên bề mặt có các vân đẹp, không nứt nẻ, mối mọt. Từng thớ gỗ mịn, đẹp, trọng lượng khá nặng, mùi hương thơm nhẹ. Đặc biệt, không bị hao mòn hay biến đổi theo thời gian. Vì thế mà loại gỗ này thường được khai thác làm đồ nghệ thuật, đồ nội thất, xây dựng nhà.
Giá trị kinh tế mà loại gỗ này đem lại rất cao, có thể đem xuất khẩu với mức giá tốt và thường xuyên hiếm hàng. Một m3 gỗ qua xử lý có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng. Các gia đình có điều kiện rất ưa chuộng dùng loại gỗ này làm sàn nhà, với ưu điểm về màu sắc sang trọng, mùa đông ấm áp, mùa hè mát lạnh lại tốt cho sức khoẻ…
Cây xanh đô thị
Cây có dáng thẳng đứng, lá mọc xum xuê cho dáng cây đẹp. Cây được chọn trồng làm cây cảnh quan, cây công trình đô thị cho các công viên, vỉa hè, vườn thú,.. Với điểm đặc sắc bởi mùi hương thơm dịu, hoa vàng đặc sắc, tán cây to che bóng mát tốt. Ngoài ra, cây có công dụng lớn cho việc lọc không khí, cản tiếng ồn, cản gió bão, cải tạo đất nên được nhiều người ưa chuộng.
Cây đinh hương dùng để chữa bệnh
Các bộ phận của cây đều có thể được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Từ phần thân, hoa, rễ đều là những phương thuốc tốt trong đông y. Thân cây có tác dụng chữa đái tháo đường. Rễ dùng cho việc điều hoà kinh nguyệt. Tinh dầu làm từ giáng hương dùng cho điều trị các bệnh hiểm nghèo. Các dịch đỏ từ thân dùng làm chất trám răng hoặc thuốc nhuộm,..