Cây chuông hồng công trình được trồng nhiều dọc hai bên đường thành phố. Loài cây này mang sắc hồng thanh cao, nhẹ nhàng đã chiếm được sự yêu thích của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc và ý nghĩa cây kèn hồng nhé.
Mục lục
Ý nghĩa cây chuông hồng
Trong đời sống cây chuông hồng thường được sử dụng làm cây bóng mát, cây cảnh phong thuỷ. Với sắc hồng dịu nhẹ không kém phần cuốn hút. Cây được tượng trưng cho sự lãng mạn, nồng nàn của tình yêu.
Trong đời sống: Hoa chuông hồng thường nở vào mùa hè – mùa của tuổi học trò nên đây được xem là loài hoa của lứa tuổi học sinh. Nhìn thấy hoa nở liên tưởng đến mùa thi cử, gợi nhớ lại tuổi thơ học trò tươi đẹp.
Cây có tác dụng lớn trong việc lọc tiếng ồn, thanh lọc không khí, bóng mát xanh nên được chọn trồng nhiều trên đường phố.
Trong phong thuỷ: sắc hồng tươi mới của hoa là biểu tượng của may mắn, tài lộc. Vì thế mà chúng ta thường thấy cây được trồng nhiều trước cửa nhà, làm cây cảnh khu công nghiệp, nhà máy… Với mong muốn mang lại sự thịnh vượng, suôn sẻ trong công việc.
Kỹ thuật trồng cây
Để cây chuông hồng phát triển tốt, cần chăm sóc cây đúng cách ngày từ lúc nhân giống đến khi phát triển.
Đất trồng
Cây thích hợp trồng trên loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.
Hố trồng: Bạn cần chuẩn bị hố có kích thước 30×30. Rải bên dưới hố rải lớp phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK trước 7 – 10 ngày.
Phương pháp nhân giống
Cây kèn hồng sử dụng phương pháp nhân giống gieo hạt hoặc giâm cành.
Trong đó, giâm cành là thông dụng nhất, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công chăm sóc.
Phương pháp giâm hạt: Quả giống phải chín, không bị sâu bệnh, hạt không bị lép. Sử dụng dung dịch kích rễ vài tiếng trước khi đem gieo. Quá trình gieo hạt đến khi thành hình cây con, cần cung cấp đủ nước cho cây.
Chọn cây giống: Các cây giống đảm bảo yêu cầu sinh trưởng tốt. Thân cây mập, không chảy nhựa, lá không sâu bệnh hay vàng úa. Cây có chiều cao từ 60 – 80cm, đường kính gốc 2 -3cm là thích hợp nhất.
Cách trồng
Sau khi chuẩn bị xong về đất trông và giống cây. Chúng ta thực hiện bước trồng cây sau:
Tách túi ra khỏi phần bầu đất, không làm vỡ bầu.
Đặt bầu vào giữa hố cây và lấp gốc. Trồng cách mặt đất 15 – 20cm là tốt nhất. Không nên trồng quá sâu.
Có thể cắm các cọc xung quanh để che chắn cho cây.
Cách chăm sóc cây chuông hồng
Trong thời gian đầu trồng cây, bạn cần để cây tránh ánh nắng trực tiếp, khoảng 50% là hợp lý. Che chắn vừa đủ cho cây. Khoảng 1- 2 tuần đầu, gỡ dần vật dụng che chắn để cây được cung cấp đủ ánh sáng.
Khi cây đạt chiều cao 10 – 20cm, thi thoảng bạn nên tưới nước có hoà thêm 1 chút phân hữu cơ. Thi thoảng nên cào cỏ, vun gốc để làm tơi xốp đất, giúp cây thoát nước. Bạn cũng nên bón phân cho cây cách từ 3 – 4 tháng 1 lần để bổ sung dưỡng chất.
Cắt Tỉa: Thường xuyên cắt tỉa cành lá già để tập trung nuôi dưỡng cành lá, bông hoa to đẹp hơn.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho kèn hồng
Cây chuông hồng là loài dễ sinh trưởng, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, để đảm cho cây phát triển khoẻ mạnh, người trồng cần thường xuyên kiểm tra, khác phục sâu bệnh. Các loại sâu bênh thường gặp là sâu ăn lá, các loại bọ trĩ hút nhựa làm cho cây còi cọc, hoa nở không đều.
Vào thời điểm cây ra búp non hoặc bắt dầu cho hoa, người trồng dùng thuốc Monofos 500ec phun vào sáng sớm hoặc chiều tối muộn.
Những địa điểm trồng nhiều cây kèn hồng hiện nay
Cây kèn hồng phù hợp với khí hậu nhiệt đới nên có thể trồng nhiều nơi trên nước ta. Các con đường sắc hồng rực rỡ được nhiều người thích thú checkin như: Làng hoa sacdec, Đường Điện Biên Phủ, Đường Tố Hữu,..ở TP HCM, Đà Lạt,…