Cây mắc mật, có tên gọi khác là cây móc mật hoặc cây hồng bì núi và củ khỉ.
Trong đó, cái tên “mắc mật” được xuất phát từ dân tộc Tày-Nùng và có nghĩa là “quả ngọt”.
Mắc mật được mọc chủ yếu ở chân núi đá vôi và một số ít mọc trên sườn núi đá và sườn đồi tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình,…
Vai trò của lá mắc mật trong đời sống
- Lá mắc mật có lượng tinh dầu lớn, mùi thơm, hơi nồng rất đặc trưng nên luôn được sử dụng trong các món ăn quay nướng như vịt quay, lợn quay, gà nướng, cá nướng, cá kho,… để kích thích các giác quan, tạo hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn. Ngoài ra, theo nghiên cứu khoa học, lá mắc mật cung cấp hàm lương các chất dinh dưỡng như protein, sắt, mangan và canxi rất cao.
- Quả mắc mật cung cấp nhiều vitamin C, có vị hơi chua ngọt độc đáo, thường được dùng để ăn tươi, hoặc dùng để chế biến, nấu một số món cá kho.
- Hạt mắc mật thường được dùng để phơi khô rồi nghiền nhỏ thành bột làm gia vị.
Công dụng của lá mắc mật đối với đời sống
- Lá mắc mật trong thường được dùng trong các bài thuốc trị bệnh gan, kích thích tiêu hoá và lợi mật. Lá mắc mật giúp quá trình tiết mật hiệu quả, tăng cường khả năng tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
- Quả mắc mật còn được dùng để điều trị ho cho trẻ nhỏ.
- Rễ cây mắc mật còn thường được dùng để điều chế thuốc Đông Y.
- Ngoài ra, các tinh chất trong lá móc mật còn được dùng để tăng dưỡng chất cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các loại bệnh thường gặp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.